Văn hóa phi vật thể
Lễ hội Cổ Loa
Thời gian:
Lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại đền Thượng vào ngày Mồng 5, 6 tháng Giêng nhằm tôn vinh công đức của An Dương Vương, vị vua sáng lập ra nhà nước Âu Lạc, người đã có công xây thành Cổ Loa.
Nghi thức:
Mở đầu là tục dâng lễ. Sau tiếng trống lệnh, Bát xã (tám làng) theo thứ tự tiến vào cung vua.
Tiếp đó, các làng trong "Bát xã Loa thành" lần lượt tiến lễ dâng vua.
Sau khi tế lễ ở đền Thượng, các đoàn rước kiệu quang hồ bán nguyệt sang phía đình Ngự Triều Di Quy và am Mỵ Châu
Hoạt động:
Biểu diễn tuồng, chiều, múa rối nước, hát quan họ trên thuyền, bắn nỏ, cờ người, đấu vật, đu tiên, ném còn, đập niêu đất, chọi gà ...
Phong tục tập quán
Nghề truyền thống
Nghề làm Bỏng chủ

Bỏng Chủ là món ăn chỉ có ở Cổ Loa (làng Chủ thời xưa). Tương truyền bỏng Chủ là một loại lương thực dự trữ của quân lính khi ra trận vì để được lâu ngày. Đây cũng là đồ lễ không thể thiếu trong lễ hội Cổ Loa mùng 6 tháng Giêng dâng lên Vua để tưởng nhớ công ơn của Người.

BÚN MẠCH TRÀNG

Bún Mạch Tràng (bún của làng Mạch Tràng) là món ăn dân giã quen thuộc của người dân Cổ Loa. So với những sợi bún của nhiều vùng quê khác, bún Mạch Tràng không trắng sáng bắt mắt mà lại có một màu trắng ngà rất đặc trưng. Sợi bún Mạch Tràng cũng dài, dai hơn sợi bún của nhiều vùng quê Việt. Đây là bí quyết riêng của những…