Lễ hội Cổ Loa khai hội tại đền thờ An Dương Vương (xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) vào sáng (Mùng 6 Âm lịch). Đây là dịp để nhân dân tưởng nhớ công lao của đức vua An Dương Vương, người sáng lập ra nhà nước Âu Lạc và là vị vua có công xây thành Cổ Loa.
Từ sớm, người dân các xã trong vùng đã có mặt đông đúc tại đền thờ Vua An Dương Vương chờ đến giờ khai hội.
Người dân thuộc 8 đoàn (bát xã) tề tựu đông đủ trước cửa đền để chuẩn bị nghi lễ rước lễ vật vào đền thờ vua An Dương Vương.
Lễ hội là dịp để nhân dân tưởng nhớ công đức của đức vua An Dương Vương - người sáng lập ra nhà nước Âu Lạc và có công xây dựng thành Cổ Loa.
Lễ hội Cổ Loa nổi tiếng với các nghi thức linh thiêng và tục rước Bát xã Loa Thành thể hiện tình đoàn kết làng xã, nét văn hóa tryền thống từ ngàn xưa.
8 đoàn gồm: Cả Quậy (xã Liên Hà), Văn Thượng (xã Cổ Loa), Mạch Tràng (xã Cổ Loa), Sằn Giã (xã Cổ Loa), Ngoại Sát (xã Xuân Canh), Đài Bi (xã Uy Nỗ), Cầu Cả (xã Cổ Loa), Thư Cưu (xã Cổ Loa). Các đơn vị rước kiệu rồng, lễ vật vào sân đền để cung tiến, tế lễ đức vua.
Di tích Cổ Loa là một trong những di tích lịch sử quý giá và độc đáo, những công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc
Nơi đây 2 lần là kinh đô nước Việt và trở thành biểu tượng của nền văn minh Việt cổ đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Văn Thiêm (92 tuổi) 1 trong 14 vị cao niên của Bát Xã Cổ Loa: Lễ hội Cổ Loa có từ lâu đời nhưng sau chiến tranh lễ rước Bát Xã mới được khôi phục lại.
Lễ rước Bát xã diễn ra sau khi kết thúc lễ dâng hương và lễ tế, lần lượt các đoàn rước đi vòng quanh từ đền Thượng vòng qua giếng Ngọc ra đến đầu làng rồi đưa thần về ngự tại đình Cổ Loa.
Lễ hội Cổ Loa kéo dài đến ngày 16 tháng Giêng cùng các trò vui hội diễn ra tại sân đình và xung quanh các nơi thờ tự như cờ người, đấu vật, chọi gà, đu, hát tuồng, chèo…
Theo Viết Mạnh
HanoiTV