NGÔ QUYỀN – SỐNG MÃI CÙNG NON SÔNG
Ngày 27 tháng 09 Năm 2021

Ngô Quyền với chiến công hiển hách đánh bại quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng nổi tiếng vào năm 938, kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của dân tộc Việt Nam. Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền tiến lên xây dựng một chính quyền hoàn toàn độc lập, bỏ chức Tiết độ sứ, tự xưng Vương hiệu, định quốc ở Cổ Loa – kinh đô của nhà nước Âu Lạc thời An Dương Vương.

Đức vương Ngô Quyền đã được các triều đại phong kiến Việt Nam và nhân dân ghi nhận, lập đền, đình, miếu, tạc bia đá, sắc phong, ban mỹ tự, đúc tượng, phụng thờ và tổ chức lễ hội hàng năm tại các địa phương gắn với cuộc đời, sự nghiệp, công danh của ông. Hiện nay, cả nước có 58 di tích và địa điểm thờ Ngô Quyền, tập trung nhiều nhất là ở Hải Phòng, ngoài ra còn các tỉnh và thành phố khác như: Hà Nội, Phú Thọ, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình. Riêng Cổ Loa nơi Ngô Quyền định đô, xưng Vương cho tới nay vẫn chưa có một công trình tưởng niệm. Từ năm 2014 đến nay đã có nhiều cuộc hội thảo, chuyên đề nghiên cứu khẳng định công lao to lớn của ông đối với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Ngô Quyền được tôn vinh là “vua của các vua”, “Tổ trung hưng đất nước”, người anh hùng giải phóng dân tộc.

Sơ đồ những di tích thờ Ngô Quyền hiện nay

Các tượng thờ Đức vương Ngô Quyền tại một số di tích thờ tự tại ở Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội là những tác phẩm điêu khắc đẹp của nghệ thuật tạo hình truyền thống đặc trưng thời kỳ Lê - Nguyễn.

Tượng Đức vương Ngô Quyền Thế kỷ XVIII tại đền Thượng Tiết, Mỹ Đức, Hà Nội

Tượng đức vua Ngô Quyền ở Đường Lâm, Sơn Tây

Tượng đức vua Ngô Quyền ở xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây

Để ghi nhận công lao của Ngô Quyền, các triều đình phong kiến đã sắc phong mỹ tự cho thần, khắc văn bia để tưởng nhớ đến ông, suy tôn Đức Vương Ngô Quyền là “Thượng đẳng tối linh Đại Vương”, là “Ngô Vương Thiên tử” và nhiều mỹ tự khác.

Sắc phong ngày 10 tháng 11 niên hiệu Tự Đức thứ 6 (1853) cho 17 làng xã thờ Ngô Quyền ở Hải Phòng

Sắc phong ngày 10 tháng 11 niên hiệu Tự Đức thứ 6 (1853) cho 6 tổng ở huyện An Dương thờ Ngô Quyền

Sắc phong Ngày 18 tháng 11 niên hiệu Thành Thái thứ nhất (1889) của xã Hạ Đoạn, Hải Phòng

Sắc phong Ngày 11 tháng 8 niên hiệu Duy Tân thứ 3 (1909) của đình Kiều Sơn,Hải An, Hải Phòng

Thác bản, Văn bia Dương Nham (1369) ở động Kính Chủ, Hải Dương: ca ngợi về chiến công của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng

Thác bản văn bia đền thờ Ngô Quyền, Cam Lâm, Đường Lâm, Sơn Tây, dựng năm Quang Thái thứ 3 (1390), ca ngợi sức vóc, tài trí hơn người của Ngô Quyền trong việc diệt Kiều Công Tiễn, phá tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, xưng vương tự chủ.

Tế lễ đức Vương Ngô Quyền tại Đường Lâm

Rước kiệu trong lễ hội Ngô Quyền tại từ Lương Xâm

Nghi thức tế lễ Ngô Vương đình Lạc Viên

Lễ hội đình Dư Hàng Kênh, Hải Phòng

Từ năm 2014 đến nay, tại Hà Nội đã diễn ra nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, nghiên cứu khoa học, lễ kỷ niệm về Ngô Quyền định đô, xưng vương tại Cổ Loa.

Hội thảo khoa học “Ngô Vương Quyền với Cổ Loa”, năm 2014

Tọa đàm khoa học Nghiên cứu tổ chức lễ hội Ngô Quyền xưng Vương và định đô tại Cổ Loa

Hội thảo khoa học Kỷ niệm 1080 năm Ngô Quyền xưng Vương, định đô tại Cổ Loa (939-2019)

Lễ kỷ niệm Kỷ niệm 1080 năm Ngô Quyền xưng Vương, định đô tại Cổ Loa (939-2019)

BAN QUẢN LÝ KHU DI TÍCH CỔ LOA