NGHIÊN CỨU PHẤN HOA TẠI KHU DI TÍCH CỔ LOA
Ngày 30 tháng 03 Năm 2022

Nghiên cứu phấn hoa đã được ứng dụng trên thế giới trong nghiên cứu khảo cổ học từ cuối thế kỷ 19 và những năm 70 của thế kỷ 20 tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu phấn hoa từ địa tầng các di chỉ khảo cổ đã cung cấp cho chúng ta những thông tin về hệ thực vật, môi trường và khí hậu trong quá khứ.

Tuy nhiên, sự bảo lưu phấn hoa bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố tự nhiên như nước, gió, côn trùng… nên ở nhiều di tích/di chỉ khảo cổ học lượng phấn hoa thu được rất ít. Để có được những thông tin cụ thể hơn về mức độ bảo lưu phấn hoa, TS. Nguyễn Thị Mai Hương – nghiên cứu viên chính thuộc Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Ban Quản lý Khu di tích Cổ Loa tiến hành một thí nghiệm nhỏ tại Khu di tích Cổ Loa bằng cách sử dụng 20 bẫy phấn hoa để thu mẫu phấn hoa hiện đại.

TS.Nguyễn Thị Mai Hương nghiên cứu vị trí vị trí đặt bẫy phấn hoa tại đền Thượng

Đặt bẫy phấn hoa

Bẫy phấn hoa

Kết quả của thí nghiệm đặt bẫy phấn hoa có ý nghĩa quan trọng trong việc so sánh mức độ bảo lưu hạt phấn hiện đại với các mẫu hóa thạch trong các di chỉ khảo cổ học. Đồng thời, đánh giá điều kiện bảo lưu phấn hoa tại các di chỉ khảo cổ học trong Khu di tích Cổ Loa nói riêng và các di tích khảo cổ học nói chung.

BAN QUẢN LÝ KHU DI TÍCH CỔ LOA