Thành Cổ Loa là tòa thành có niên đại cổ nhất ở Việt Nam
Được xây dựng vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên để làm kinh đô nước Âu lạc. Thành gắn liền với những truyền thuyết kỳ thú của người Việt, về An Dương Vương định đô xây thành, về nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc, về mối tình bi thương và cảm động của Mỵ Châu - Trọng Thủy.
Từ bao đời nay, dấu vết của ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật được huyền thoại hóa đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.
Kết cấu thành Cổ Loa
Về mặt vật chứng, kết quả nghiên cứu khảo cổ học thành Cổ Loa đã phát lộ những hình thể của di tích tòa thành còn lại như sau
Tường thành ngoại
Là một vòng tường khép kín nối những gò đống tự nhiên, nên không có hình dáng rõ ràng. Chất liệu đắp thành nhìn ngoài thì hoàn toàn là đất nhưng qua các lát cắt khảo cổ thấy ở chân thành có lớp đá kẻ, trên là lớp đất sét. Tường thành ngoại nhiều đoạn đã bị phá hủy.
7.880m
Chiều dài
3-4m
Chiều cao
13-20m
Chân rộng
Tường thành trung
Là một vòng tường khép kín không có hình dáng xác định do đắp nối các gò tự nhiên và men theo đầm hồ mà thành
6.310m
Chiều dài
6-12m
Chiều cao
20m
Chân rộng
Tường thành nội
Thành nội hình chữ nhật, được xây dựng theo bốn hướng chính: Nam, Bắc, Tây, Đông nhưng chỉ mở cửa ô chính giữa tường thành phía nam. Quanh tường thành Nội có đắp 12 ụ đất nhô ra ngoài gọi là Hỏa hồi, Hỏa hồi được đắp rất cân xứng, mỗi tường ngang 02 chiếc, mỗi tường dọc 04 chiếc.
1.730m
Chiều dài
5m
Chiều cao
20m
Chân rộng
...
...
Mốc thời gian
Thời kỳ tiền sử
Vùng đất Cổ Loa cách đây khoảng 20.000 năm đến 11.000 năm đã có những dấu tích sinh sống của con người. Đó là những nhóm người nguyên thuỷ thuộc văn hoá Sơn Vi (Hậu kỳ đồ đá cũ, theo phân kỳ của khảo cổ học).
Thời kỳ Bắc thuộc
Cổ Loa từ vai trò là trung tâm chính trị của một nhà nước độc lập đã trở thành một huyện thành quan trọng nằm trong hệ thống chính quyền cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Từ thế kỷ XI - thế kỷ XVIII
Cổ Loa không còn là trung tâm chính trị của đất nước - Cổ Loa bắt đầu bước vào một quá trình “nông thôn hoá”, trở lại với việc hình thành những đơn vị làng xóm mới.
Từ thế kỷ XIX đến nay
Cổ Loa là cứ địa quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Pháp và là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến miền Nam thời kỳ chống Mỹ. Cổ Loa ngày nay đang trong quá trình xây dựng kinh tế mới và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống.
Thời kỳ Âu Lạc - An Dương Vương
Cổ Loa vừa là Kinh thành, vừa là Quân thành và Thị thành. Cổ Loa thật sự là đô thị cổ đại ở Việt Nam có quy mô rộng lớn nhất và được khởi dựng sớm nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Thời kỳ Ngô Quyền
Sau chiến thắng quân xâm lược nhà Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, nền độc lập dân tộc ta được khôi phục, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa với ý thức tiếp nối “Quốc thống”.