Thành Hào Cổ Loa
 
Tòa thành đất rộng lớn và được coi là cổ nhất khu vực Đông Nam Á
Được hình thành qua suốt hàng ngàn năm lịch sử, khu di tích thành Cổ Loa là một hệ thống các đền, đình, chùa, điếm, miếu - các công trình kiến trúc tín ngưỡng, tôn giáo công cộng ở hầu hết các địa phương trong vùng và các kiến trúc cổ dân dụng theo phong cách truyền thống trong các xóm làng.
Trong đợt khai quật khảo cổ cuối năm 2004, đầu năm 2005 tại phía sau đền thờ An Dương Vương (đền Thượng) lần đầu tiên đã tìm thấy một lớp có chứa gốm thời Trần. Nhưng đặc biệt, ở "lớp Cổ Loa" đã tìm được đấu về lò đúc đồng và một số khuân ba mảnh bằng đá để đúc mũi tên đồng với nhiều mẫu khác nhau cùng với nhiều mẫu khác nhau cùng với một số khuân đúc mũi lao, mũi giáo.
 
"rộng hơn nghìn trượng, cuốn như hình con ốc"
Kết quả của các cuộc khảo sát từ xưa đến nay đều cho thấy sự hiện diện của ba vòng thành cổ cùng hào nước sông hồ và nhiều gò, đống, lũy đất làm nên một Tòa thành có quy mô lớn.
16.000 m
Tổng chu vi
46 ha
Diện tích
Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận 3 xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyển Đông Anh(Hà Nội), các trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 17km về phía bắc
 
Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ.
Khu vực Cổ Loa được coi là một nền đất yếu nên việc xây dựng thành Cổ Loa có thể khó khăn và thành bị đổ nhiều lần và dễ hiểu. Khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học phát hiện kỹ thuật gia cổ thành của Thục Phán: chân thành được chẹn một lớp tảng đá. Hòn nhỏ có đường kính 15 cm, hòn lớn 60 cm. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lướng thủy văn dấy đặc đã được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh.
4-5 m
Lũy cao TB
20-30 m
Chân lũy rộng
6-12m
Mặt lũy rộng